top of page

Kết thúc hành trình nghệ thuật điện ảnh bằng hai giấc mơ cuối cùng “Con quỷ” và “Làng cối xay nước"

  • Writer: Ngọc Nguyễn
    Ngọc Nguyễn
  • Apr 11, 2020
  • 3 min read

Hai giấc mơ “Con quỷ” và “Làng cối xay nước” như thời gian ngày và đêm. Khi màn đêm buông xuống là những ám ảnh của con người về ma quỷ, bóng tối và những cơn ác mộng trong đêm ngủ mê hoàn hoành. Và khi bình minh ló dạng cho ngày ập đến, mọi thứ trong đêm tan biến, bóng tối và cả những cơn ác mộng hay ám ảnh ma quỷ đều không còn, chỉ để lại một thứ duy nhất: NỖI SỢ. Làm sao vượt qua được nó? Đầu tiên là hãy đối mặt nó, sau là hãy nghĩ khác đi, là mang một điều tươi sáng để lấp đầy lỗ hổng sợ hãi… Qua hai phim ngắn này, bạn sẽ thấy được điều ấy. 

“Con quỷ” - The weeping demon: Nếu giấc mơ trước “Núi Phú Sĩ đỏ” là sự bất lực và nỗi đau của con người đối với thảm họa núi lửa và phóng xạ, thì ở giấc mơ này, nỗi đau đớn đã trở thành nỗi căm hận với sản phẩm mà con người tạo ra - hạt nhân và phóng xạ. Chúng đã biến dạng hình dạng con người và khiến họ trở nên tàn tật, bất thường vì đột biến gen và chết dần. Con người như đang ăn lẫn nhau, trong đó những kẻ yếu thế, ở tầng lớp dưới sẽ phải chết trước để nhường lại sự sống cho những kẻ có quyền và mạnh hơn. Nhưng rõ ràng, sống ở một nơi đổ nát, mọi sự sống bị bóp méo vì phóng xạ, không có gì để ăn thì thà được chết còn sướng hơn. Đó cũng là điều mà những kẻ mạnh không có được: cơ hội để được chết. Và nơi đó là địa ngục cho họ. Giấc mơ trở thành một ác mộng đầy ắp màu đỏ của máu, của nỗi đau và cũng là màu của phóng xạ và không thể thoát khỏi được nó, bằng chứng là tác giả đã để nhân vật chính của mình chạy trong vô tận bằng cách sử dụng nhiều thời gian quay cảnh chạy vào khúc cuối phim. Lời thoại của phim tập trung vào nhân vật quỷ một sừng để nhấn mạnh lời nói và cảm xúc của con quỷ. Giấc mơ như là khúc đỉnh cao của nỗi đau nhất mà con người gặp phải khi trưởng thành, là một ngày nào đó, bạn cũng phải trải qua nỗi đau đớn tột cùng của mình, như con rắn phải lột lớp da cũ, phải biết đau để rồi mình tìm được cách để thay đổi mình.

“Làng cối xay nước” - Village of the watermills:  Giấc mơ mang sự dịu êm như biển cả sau khi dồn dạo những tràng sóng thần tàn bạo hiện lên ở giấc mơ trước đó. Khung cảnh quay lại sự trong sáng, tươi đẹp của thiên nhiên như ở giấc mơ thứ nhất và thứ hai. Mọi thứ quay trở lại sự vui tươi vốn có, ngay cả một đám tang cũng tổ chức một cách vui vẻ, mọi người đều tươi cười, múa hát náo nhiệt mà không u sầu, khóc lóc hay buồn bã như những đám tang khác. Đôi lúc cũng nhắc lại những nỗi đau của thảm họa trong những giấc mơ trước qua lời của ông lão sửa bánh xe xay nước, nhưng nó lại nhẹ nhàng thoảng qua. Nếu bạn đọc đến đây mà nghĩ rằng giấc mơ chắc là giấc mơ đẹp, thì bạn có thể đã nhầm. Tính chất của giấc mơ là không thực, vậy những điều tươi sáng ấy cũng không thực. Nếu bạn đau và bạn tự ru ngủ mình trong suy nghĩ mọi thứ đều tươi đẹp ngay cả cái chết cũng không đáng buồn vì đó là sự giải thoát thì giấc mơ này là dành cho giấc ngủ của bạn. Kurosawa Akira đã mô tả sự không thực của giấc mơ này bằng cách làm cho làn nước mang màu sắc kì lạ, không tự nhiên, cảm xúc của con người đi trái lại, khi điều nên đau buồn ai đó mất đi hóa thành niềm vui và biện hộ đó là niềm hạnh phúc khi người đó làm được nhiều điều khi còn sống, là người trong dân làng được lâu lâu tổ chức chung với nhau. Tất cả vẻ đẹp hay sự tàn bạo đều sẽ cuốn xoáy trôi đi khi ta tỉnh dậy, điều quan trọng rằng bạn cảm thấy gì và biết mình trong thực tại.

Bảo Ngọc

Comments


Join my mailing list

Thanks for submitting!

  • White SoundCloud Icon
  • White Facebook Icon
  • White Twitter Icon
  • White Instagram Icon
  • White YouTube Icon

© 2023 by DAILY ROUTINES. Proudly created with Wix.com

CHÚNG MÌNH

LÀ AI?

Chúng mình là các bạn học sinh cấp Ba đến từ trường Phổ Thông Năng Khiếu - Đại học Quốc gia TPHCM. Chúng mình lập trang này với mong muốn chia sẻ kiến thức và cảm nhận về văn hóa và điện ảnh, đặc biệt là văn hóa Việt Nam.

bottom of page