top of page

Khái niệm về điện ảnh

  • Writer: Ngọc Nguyễn
    Ngọc Nguyễn
  • Apr 15, 2020
  • 2 min read

Điện ảnh (cinéma), theo một định nghĩa thông thường, là các bộ phim tạo bởi các khung hình chuyển động, kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh, ánh sáng để tạo ra các bộ phim. Trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh còn có tên là nghệ thuật thứ bảy (theo phân loại của Hegel).
Nhưng theo Laurent Tirard (2003)[23;..], khi thu thập các bài phát biểu của 20 đạo diễn nổi tiếng trên thế giới, ông đã ghi lại một số quan niệm về điện ảnh cũng như lý do làm phim của họ:
“ Có hai cách làm phim, cũng có thể nói là hai lý do để làm phim. Lý do thứ nhất là ta có một ý tưởng rất rõ ràng và muốn thể hiện nó thông qua phim. Lý do thứ hai là ta làm phim, chính là để phát hiện điều ta muốn nói. [...] Còn câu hỏi làm phim cho ai, tôi nghĩ rằng: đạo diễn nào quay phim nặng hình ảnh thì người đó làm phim trước hết là cho mình. Bởi vì tính hoàn hảo của hình ảnh, mối rung cảm của hình ảnh, xét cho cùng, là cái gì đó khá tự mê, khá tự đắm chìm” (Wim Wenders)
“Nhìn bề ngoài, phim là hình hóa một ý tưởng. Nhưng với tôi, thầm kín hơn, phim luôn luôn là một cách thám hiểm cái gì đó cá nhân hơn và trừu tượng hơn. Bao giờ phim của tôi, cuối cùng, cũng rất khác cái tôi tưởng tượng ban đầu. Phim, do đó, là một quá trình tiến hóa.” (Bernardo Bertolucci)
“Cái quan trọng nhất trong một bộ phim là quan điểm” (Oliver Stone)
“Tôi nghĩ người đạo diễn làm phim, trước hết cho bản thân mình, trước hết, cho bản thân mình và, bất kể các chướng ngại, nó phải đảm bảo đó là bộ phim của anh từ đầu đến cuối. Người đạo diễn phải là người làm chủ tuyệt đối bộ phim. Đạo diễn mà trở thành đầy tớ của bộ phim là thua cuộc.” (Woody Allen)
“Không hề có văn phạm điện ảnh theo nghĩa rộng. Theo tôi, mỗi phim tạo nên ngôn ngữ của riêng nó.” (Lars Von Trier)
Từ những quan điểm trên, tóm lại, điện ảnh là một sản phẩm tạo ra từ quan điểm của người làm phim - người làm chủ bộ phim, mang tính cá nhân nhưng cũng lại là của chung, và có một hệ thống ngôn ngữ của riêng nó giống như các loại hình nghệ thuật khác. Bộ phim không chỉ là một câu chuyện, mà còn phản ánh được cái nhìn của một con người sau khi đã tìm hiểu và trao đổi, từ đó truyền cho các thế hệ khác cái nhìn và quan điểm ấy. Khi chúng ta nắm được cái bản chất thật sự của phim ảnh ấy, ta mới nhìn ra được hướng giải quyết cho làm thế nào để truyền đạt các hình ảnh văn hóa dân tộc đến học sinh qua tác dụng của điện ảnh.

Bảo Ngọc

Comments


Join my mailing list

Thanks for submitting!

  • White SoundCloud Icon
  • White Facebook Icon
  • White Twitter Icon
  • White Instagram Icon
  • White YouTube Icon

© 2023 by DAILY ROUTINES. Proudly created with Wix.com

CHÚNG MÌNH

LÀ AI?

Chúng mình là các bạn học sinh cấp Ba đến từ trường Phổ Thông Năng Khiếu - Đại học Quốc gia TPHCM. Chúng mình lập trang này với mong muốn chia sẻ kiến thức và cảm nhận về văn hóa và điện ảnh, đặc biệt là văn hóa Việt Nam.

bottom of page